Quảng cáo top
VIETNAMREVIEW VIETNAMREVIEW VIETNAMREVIEW VIETNAMREVIEW VIETNAMREVIEW VIETNAMREVIEW VIETNAMREVIEW VIETNAMREVIEW VIETNAMREVIEW VIETNAMREVIEW VIETNAMREVIEW VIETNAMREVIEW VIETNAMREVIEW VIETNAMREVIEW VIETNAMREVIEW VIETNAMREVIEW VIETNAMREVIEW VIETNAMREVIEW VIETNAMREVIEW VIETNAMREVIEW

Bật mí những mẹo quản lý tài chính cá nhân hiệu quả dành cho sinh viên

Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển, sinh viên sẽ đối diện với nguy cơ tiêu tiền thiếu kiểm soát, đặc biệt là chi tiêu đối với các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày. Những món ăn như trà sữa, gà rán hay những bộ quần áo, son phấn sẽ dễ cuốn sinh viên chi tiêu sa đà. Ngoài ra, kỹ năng quản lý tài chính quan trọng không chỉ cần thiết với cá nhân mà còn quan trọng với xã hội. Khi mọi người tiêu tiền hiệu quả hơn, các doanh nghiệp có thể phát triển và đạt nhiều lợi nhuận. Thứ hai, rèn luyện kỹ năng quản lý tài chính cá nhân cũng là một cách áp dụng những lý thuyết trên giảng đường, đặc biệt là với sinh viên kinh tế, vào thực tiễn. 

Lập ngân sách chi tiêu cá nhân

Để có thể quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả nhất, sinh viên nên lập một ngân sách chi tiêu cá nhân bao gồm thu nhập và các chi tiêu cần thiết của bản thân theo định kỳ trong 1 tuần, 2 tuần hoặc 1 tháng. Kế hoạch sẽ liệt kê cụ thể những khoản chi phí thiết yếu như tiền nhà, tiền ăn uống, tiền học, tiền xăng xe, tiền mua sắm... Khi các khoản tiền trở nên rõ ràng, bạn có thể dễ dàng cân bằng, điều chỉnh các khoản thu/chi một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn khi có tình huống đột xuất cũng như đưa ra quyết định chi tiền hợp lý hơn, không chi tiêu một cách “tùy hứng”.

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, bên cạnh việc sử dụng sổ tay cá nhân để ghi chép kế hoạch chi tiêu, sinh viên còn có thể sử dụng một số nền tảng và ứng dụng như Microsoft Excel, Google Sheet, Pocket Guard, Spendee, Mint, Money lover… để hỗ trợ kiểm soát tài chính cá nhân hiệu quả hơn. 

Giao diện của ứng dụng Money lover trên smartphone

Sắp xếp các chi tiêu theo thứ tự ưu tiên 

Sẽ thật sai lầm nếu các bạn sinh viên nghĩ rằng các khoản tiền được chi là như nhau. Để có thể quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, việc liệt kê các khoản chi định kỳ và sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên là cực kỳ thiết yếu và hữu ích. Một số khoản chi tiêu cố định và cần được ưu tiên như tiền thuê nhà, học phí, xăng xe, tiền ăn mỗi ngày,… sau đó mới đến các khoản phụ có thể xê dịch như mua sắm, vui chơi, du lịch,... Nếu biết cách sắp xếp khoa học việc chi tiêu thì chắc chắn bạn sẽ rút ra được ưu điểm của phương pháp này để củng cố cho kế hoạch quản lý tài chính.

Quy tắc 6 chiếc lọ

Sau khi sắp xếp các khoản cần chi tiêu theo mức độ cần thiết, tiếp đó bạn hãy thử lập danh sách tính toán sự cân đối trong tài chính. Hiểu đơn giản là chiếc bảng kê khai lại, tổng hợp lại những gì cần chi trong giới hạn ngân sách hiện có của bạn. Hãy đảm bảo chi ti luôn thấp hơn số tiền bạn thu vào. Một số quy tắc quản lý tài chính cá nhân phổ biến hiện nay mà các bạn sinh viên có thể áp dụng thử như quy tắc 50/30/20, quy tắc 6 chiếc lọ…

Quy tắc 50/20/30 giúp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả | Timo

Quy tắc quản lý tài chính 50/30/20

Luôn tiết kiệm khi có thể

Tiết kiệm luôn là một trong những từ khóa quan trọng nhất trong việc quản lý tài chính cá nhân trong thời sinh viên. Việc tiết kiệm không chỉ có thể giúp sinh viên có được những khoản dư định kỳ để dùng trong việc đầu tư cho bản thân, cho các mối quan hệ xung quanh, cho công việc mà còn có thể có một khoản dùng trong những trường hợp khẩn cấp. 

Phân biệt giữa cần và thích

Các bạn sinh viên nên biết thích thì vô cùng còn cần thì có hạn. Chẳng hạn như, bạn thích một chiếc iPhone nhưng trên thực tế bạn chỉ cần một chiếc điện thoại để nghe gọi và lướt web có giá 1/2 chiếc Iphone đó. Vì thế hãy hiểu rõ cái bạn thật sự cần chứ không phải cái bạn thích và luôn nhớ mình là sinh viên, chi tiêu cần giới hạn. Cố gắng chỉ chi tiêu những thứ đã được ghi trong danh mục chi tiêu hàng tháng. Tham khảo ý kiến của bạn bè và người thân trước khi quyết định mua sắm một đồ dùng giá trị ngoài danh mục này.

Mua đồ thiết yếu trước khi đi chơi hoặc du lịch

Một trong những mẹo tiết kiệm khá đơn giản khác mà ít người biết và áp dụng đó chính là mua các đồ dùng thiết yếu trước khi đi chơi xa hoặc du lịch. Thời sinh viên thường là giai đoạn mà các bạn khá dư dả về mặt thời gian cũng như rất chịu chi trong việc mua sắm trước các buổi đi chơi hoặc đi du lịch. Vì thế để tiết kiệm chi phí trước và trong mỗi chuyến đi, các bạn sinh viên nên chuẩn bị trước các đồ dùng thiết yếu cho chuyến đi như quần áo mới, vật dụng vệ sinh cá nhân, phụ kiện thời trang, ba lô, vali…

Săn sale và discount

Hiện nay việc mua sắm trên các sàn thương mại điện tử đã không còn quá xa lạ với người tiêu dùng đặc biệt là đối với những người tiêu dùng trẻ như sinh viên, có thói quen sử dụng điện thoại thường xuyên. Tận dụng thói quen đó, các bạn sinh viên có thể mua sắm vào những dịp các trang thương mại điện tử lớn như Lazada, Shopee, Tiki… có chương trình giảm giá lớn để mua được những sản phẩm cần thiết như mỹ phẩm, dụng cụ học tập, đồ gia dụng,... với giá tốt nhất. 

Shopee sale lớn nhân dịp Tết Nguyên Đán 2024

Tận dụng các tài liệu tham khảo và giáo trình

Tương tự như thời học sinh, sinh viên cũng phải trang bị khá nhiều các loại giáo trình, sách, tài liệu tham khảo khi bước vào năm học mới. Và giá của một loại giáo trình đại học đặc biệt là đối với những tài liệu của các tác giả nước ngoài thường có giá không hề rẻ, dao động từ 200.000 - 500.000 đồng. Và để tiết kiệm được khoản chi tiêu này, các bạn sinh viên có thể tham gia vào các hội nhóm của trường chuyên mua bán và trao đổi các sách và tài liệu cũ. Đến cuối kỳ học, hãy tổng hợp lại tài liệu không sử dụng đến và rao bán trên các trang web bán đồ cũ hoặc group trên facebook để đầu tư vào tài liệu học cho năm kế tiếp. Ngoài ra, mua các tài liệu photocopy cũng là một trong những cách tiết kiệm được kha khá chi phí. Tuy nhiên về bản chất, photocopy là một hình thức vi phạm nghiêm trọng bản quyền của tác giả và nhà xuất bản. 

Group Facebook chuyên trao đổi sách giáo trình và tài liệu tham khảo của sinh viên Đại học Văn Lang 

Hiện nay, bên cạnh việc mua sách và tài liệu, sinh viên cũng có thể tìm đến thư viện của chính trường đại học của mình để tìm mượn, hoặc thuê các sách tham khảo và giáo trình cần thiết cho môn học. Không những thế, sinh viên cũng có thể thử sử dụng các tài liệu tham khảo  thông qua hình thức trực tuyến trên các thư viện điện tử. 

Tạo thêm thu nhập cá nhân

Một trong những mẹo quản lý tài chính cá nhân cho sinh viên hỗ trợ việc cân đối tài chính cá nhân cũng như đáp ứng các nhu cầu riêng của bản thân nhưng không ảnh hưởng đến các chi phí cố định đó là gia tăng phần thu nhập cá nhân. Hiện nay có rất nhiều công việc dành cho người lao động trẻ nhất là sinh viên Đại học dưới hình thức part-time hoặc thậm chí là full-time tùy vào thời gian biểu của từng cá nhân. 

Một số công việc phổ biến mà các bạn sinh viên có thể tham khảo như: Gia sư; nhân viên thu ngân tại các cửa hàng quần áo, mỹ phẩm, hay cửa hàng tiện lợi; nhân viên lễ tân, phục vụ tại các nhà hàng, quán cà phê, trà sữa; nhân viên khảo sát thị trường; nhân viên nhập liệu; tài xế xe ôm công nghệ, shipper; người mẫu ảnh cho các doanh nghiệp nhỏ, PG. 

Các bạn sinh viên làm thêm ở quán cà phê

Tuy nhiên, trước khi quyết định làm thêm các bạn sinh viên nên có một chiến lược tìm kiếm và apply nhất định vào những công việc có tính chất phù hợp với tính cách của bản thân cũng như có các yếu tố khách quan thích hợp như vị trí địa lý, mức lương, đồng nghiệp để có một công việc ổn định và lâu dài trong thời sinh viên. Ngoài ra, sinh viên cũng có thể theo đuổi những công viên có mức thu nhập tương đối cao hoặc có cơ hội trau dồi kỹ năng trong lĩnh vực bạn đang theo học. Chính kinh nghiệm thực tế từ những công việc làm thêm đó sẽ góp phần gia tăng giá trị bản thân sau khi tốt nghiệp đại học.

Những sai lầm nên tránh khi quản lý tài chính cá nhân 

Trong quá trình quản lý tài chính cá nhân hàng ngày, do còn hứng thú với nhiều điều mới mẻ và thích khám phá trong cuộc sống, sinh viên sẽ thường dễ mắc phải một số sai lầm thường gặp như không có kế hoạch tài chính cụ thể và lâu dài; tiêu tiền một cách không kiểm soát; vay nợ không cần thiết; trì hoãn việc tích lũy và không có quỹ dự phòng cho riêng mình. Tuy không để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng nhưng việc mắc phải những sai lầm trên khiến cho sinh viên dễ rơi vào cảnh “thiếu thốn” vào cuối tháng cũng như có nguy cơ rơi vào bế tắc dẫn đến nợ nần khi gặp các trường hợp đột xuất, khẩn cấp ngoài dự tính. 

Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả trong thời sinh viên tạo tiền đề rất lớn cho việc quản lý tài chính gia đình sau này cũng như dễ dàng đạt được các mục tiêu lớn trong tương lai. Trên đây là những mẹo giúp cho sinh viên có thể quản lý và kiểm soát chi tiêu cá nhân một cách hiệu quả mà Phương Nam Education gợi ý cho các bạn trên hành trình trưởng thành của mình. Hy vọng những mẹo này sẽ phần nào giúp ích cho các bạn sinh viên trong quá trình xây dựng một nền tảng tài chính cá nhân vững chắc ở hiện tại và trong tương lai.